Các Loại Ngũ Cốc Tốt Cho Sức Khỏe

 Ngũ cốc là một loại thực phẩm ăn sáng cực kỳ phổ biến. Nó đặc biệt thuận tiện cho những người có cuộc sống bận rộn. Tuy nhiên, một số loại ngũ cốc thường được nạp thêm đường và các thành phần không lành mạnh. Vì vậy rất nhiều người băn khoăn về việc lựa chọn loại ngũ cốc nào là tốt cho sức khỏe.

1. Kiều mạch

Kiều mạch là người anh em cùng họ với cây đại hoàng, thường được biết đến là một loại hạt. Trong kiều mạch có chứa tới chín loại axit amin thiết yếu, giàu protein toàn phần và vitamin B.

Với bảng thành phần dinh dưỡng nổi bật đã giúp loại ngũ cốc này trở thành một thực phẩm quý giá đối với sức khỏe. Trong Đông Y, người ta dùng nó để làm thành phương thuốc chữa các bệnh như bạch đới, khí hư, ban xuất huyết, suy nhược cơ thể, hoặc ra nhiều mồ hôi.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng hạt kiều mạch để làm nguyên liệu cho bánh kếp, mì soba hoặc thêm vào món salad.

2. Lúa mạch

Lúa mạch là một trong những loại ngũ cốc có lịch sử lâu đời nhất trong nhân loại. Người Ai Cập cổ đại đã đánh giá cao nó đến mức họ chôn xác ướp cùng với vòng cổ lúa mạch.

Lúa mạch có chứa nhiều chất xơ nhất trong tất cả các loại ngũ cốc. Các chất xơ hầu hết là chất xơ hòa tan beta-glucans giúp kiểm soát mức cholesterol và tăng cường sức khỏe cho hệ thống miễn dịch.

Hơn nữa, lúa mạch nguyên hạt và vỏ của nó cũng rất giàu chất chống oxy hóa, vitamin và các loại khoáng chất thiết yếu khác.

3. Hạt Kê

Kê là một loại cây thân thảo, có hạt nhỏ. Các giống Kê chính, bao gồm Kê ngọc trai, Kê đuôi chồn, Kê proso và Kê ngón tay.

Hạt Kê thường được sử dụng để làm bia ở Châu Phi và bánh mì ở Ấn Độ. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng bột Kê cho món bánh kếp không chứa gluten, hoặc các loại bánh nướng xốp.

Trong hạt Kê có chứa nhiều mangan, là một khoáng chất quan trọng giúp xương và não bộ luôn dẻo dai, khỏe mạnh.

4. Diêm mạch (Quinoa)

Diêm mạch sở dĩ là một loại hạt giống, không chứa gluten và có xuất xứ từ Nam Mỹ. Nó rất giàu protein toàn phần, chất xơ, phốt pho, mangan, magie, folate và vitamin B1.

Do chứa nguồn protein dồi dào, nên diêm mạch là một lựa chọn phù hợp với những người đang thực hiện chế độ ăn chay. Ngoài ra, nó có thể ngăn ngừa được các tình trạng sức khỏe như tim mạch, tiểu đường, béo phì.

Hạt Quinoa thường được sử dụng để làm món salad, súp hoặc các món xào ăn kèm với cơm. Bạn cũng có thể dùng chúng với sữa và thưởng thức nó như một loại ngũ cốc ăn sáng. Tuy nhiên, bạn nên rửa sạch hạt diêm mạch trước khi nấu để loại bỏ lớp saponin- một hóa chất thực vật tự nhiên có vị đắng.

5. Gạo hoang dã

Mặc dù tên gọi của nó là “Gạo hoang dã” nhưng thực chất đây không phải là lúa mà là một hạt giống thủy sinh. Loại gạo hoang này thường mọc dọc tự nhiên theo đường thủy ở khắp các tiểu bang Hoa Kỳ.

Nó cung cấp cho cơ thể gấp đôi lượng protein và chất xơ có trong gạo lứt, tuy nhiên lại khá ít chất sắt và canxi. Đặc biệt, chỉ số GI (tốc độ hấp thụ đường vào máu) của gạo hoang dã thấp nhất so với các loại gạo, điều này giúp kiểm soát tốt mức đường huyết của cơ thể.

Để đặt lịch khám/tư vấn dinh dưỡng, quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp đến tổng đài 0988639117 hoặc nhận tư vấn online tại đây để được các bác sỹ tư vấn trực tiếp và đội ngũ kỹ thuật viên của Dinh Dưỡng Quốc Gia lấy mẫu trực tiếp tại nhà, luôn sẵn lòng phục vụ quý khách.

Dinh Dưỡng Quốc Gia

Dinhduongquocgia.vn với sứ mệnh mang đến những thông tin và dịch vụ y tế tốt nhất nỗ lực từng ngày trong việc trở thành đơn vị cung cấp các dịch vụ y tế hàng đầu trên thị trường cùng những giải pháp linh hoạt và toàn diện nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *